Thánh địa Mỹ Sơn
Giới thiệu về thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1999.Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di sản mang kiến trúc của người Chăm Pa cổ thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu vực này có đường kính rộng khoảng 2km với hơn 70 ngôi đền tháp khác nhau mang nhiều nét kiến trúc lịch sử tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của Chăm Pa cổ.
Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kỷ IV dưới thời đại vua Phạm Hồ Đạt, là nơi dùng để thờ cúng thần Linga và Shiva. Sau hai thế kỷ tiếp theo, ngôi đền bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn lớn. Và tới thế kỷ VII, vua Phạm Phạn Chi đã cho xây lại các ngôi đền – di tích còn tồn tại đến ngày
Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn với thiết kế độc đáo, tinh xảo, mang đậm dấu ấn được chia làm 6 loại đặc trưng: phong cách cổ, Hòa Lai, Mỹ Sơn, Ponagar, Đồng Dương và phong cách của người dân Bình Định. Khi đi du lịch thánh địa Mỹ Sơn, du khách sẽ thấy đặc điểm của dạng kiến trúc này đó là các tượng khắc bằng đá, tượng thần Siva, tượng khắc các vũ nữ đang múa theo phong cách Chăm Pa.
Trải qua thời gian, khu di tích cũng bị tàn phá một phần bởi các cuộc rải bom của quân đội Mỹ trút xuống Việt Nam. Tuy vậy, nơi đây vẫn còn rất nhiều tòa tháp nguyên vẹn cùng lối kiến trúc độc đáo hấp dẫn du khách.
Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu?
Là quần thể di tích đền đài Chăm Pa, khu vực này thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thánh địa Mỹ Sơn cách thành phố Hội An 45 km về phía Tây, cách Trà Kiệu 20 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Tây Nam, cách cố đô Huế 145 km về phía Nam. Địa điểm này nằm trong một thung lũng có đường kính rộng chừng 2 km, bao quanh là đồi núi trùng điệp.
Thánh địa Mỹ Sơn có gì?
Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc.
Đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là khu vực lăng mộ các vua quan, hoàng thân quốc thích của những vương triều Chăm Pa xưa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn của Việt Nam được UNESCO công nhận nơi này là Di sản Văn hóa Thế Giới.
Kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là công trình nổi tiếng của vương quốc Chăm pa, với hơn 70 ngôi đền tháp bằng gạch đá, được xây dựng trải dài từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 13.
Mỗi thời kỳ lịch sử đều mang dấu ấn riêng, mỗi đền tháp thờ những vị thần, vị triều đại vua khác nhau nhìn chung Mỹ Sơn đều được xây dựng trên một mặt bằng đều là tứ giác, chia làm 3 phần, đế tháp, thân tháp và phần trên cùng đều biểu tượng cho một ý nghĩa nhất định.
Toàn cảnh Thánh địa Mỹ Sơn được chia làm 3 khu vực A, B và C trong đó:
Khu vực A: Là điểm đến đầu tiên, từ đây du khách có thể quan sát và bao quát hết các khu vực B, C,. Di tích chủ yếu ở đây chính là các đền tháp đang trong quá trình trùng tu, rất đáng để tìm hiểu.
Khu vực B: Ở đây sẽ là đồi phía Tây, nơi tập trung 1 tháp chính và 3 tháp phụ.
Khu vực C: Ở đây sẽ là đồi phía Nam, là khu vực nổi bật nhất ở thánh địa Mỹ Sơn với rất nhiều các bia ký, đền tháp, phù điêu và các tác phẩm điêu khắc cực kỳ đa dạng, phong phú.
Trải nghiệm khám phá Thánh địa Mỹ Sơn
Đền Kalan
Đền Kalan là nơi thờ thần Linga hay còn gọi là thần Shiva đây là một vị thần tối cao trong tín ngưỡng Hindu. Đền Kalan có chiều cao lớn 24m và được bao xung quanh bởi 6 tháp phụ, cũng là một trong những khu tháp cổ chính của di tích du lịch Thánh địa Mỹ Sơn.
Tháp Cổng
Hay còn gọi là tháp Gopura, tháp Cổng là ngọn tháp nằm ngay ở phía trước tháp Kalan. Đặc điểm nhận biết chính là có hai mở cửa thông nhau theo hai hướng Đông và Tây. Phóng tầm mắt từ ngọn tháp này, bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn cảnh mặt trời lặn trong ánh chiều tà, đẹp và huyền ảo vô cùng.
Tháp Mandapa
Ngọn tháp này có lối kiến trúc độc và lạ được xây dựng theo hình ảnh một ngôi nhà dài với tháp cổng, đây được chọn làm nơi đón những vị khách hành hương đến dâng lễ vật.
Khi tham quan tháp Mandapa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những đường nét chạm trổ đầy tinh tế và tinh xảo thủ công của người xưa, ngắm nhìn những hoa văn được điêu khắc nghệ thuật trên cổng tháp và đây một là một background “sống ảo” không thể hoàn hảo hơn trong khu di tích này đấy.
Bảo tàng tại khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn
Phía sau quầy bán vé, cách khoảng 100 m là bảo tàng trưng bày hiện vật. Tới du lịch Thánh địa Mỹ Sơn, ghé thăm nơi này du khách được chiêm ngưỡng những hiện vật cổ như: phù điêu, gạch ngói, linga,… và hiểu hơn về khảo cổ, tôn giáo, lịch sử Mỹ Sơn cũng như nền văn hóa Chămpa xưa.
Trải nghiệm con đường cổ rộng tới 8m độc đáo
Đây là con đường cổ dẫn tới di sản thánh địa Mỹ Sơn được phát hiện bởi một chuyên gia người Ấn Độ trong quá trình tham gia trùng tu và phục chế lại các ngọn tháp trung tâm nằm trong lõi khu du sản. Con đường cổ có chiều rộng tới 8m, với 2 bờ tường song song nhau, độ sâu 1m bị chôn vùi trong lòng đất.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, đây là con đường dẫn thẳng tới vùng trung tâm di sản, nơi có tòa tháp cổng lớn dùng để cúng tế mà chỉ có vua chúa và các thành viên hoàng tộc, các chức sắc cao quý của Chăm Pa cổ mới được phép đi vào. Hệ thống tường bao 2 bên con đường được chạm khắc tinh tế và khéo léo. Sự phát hiện quan trọng này đã góp phần tăng thêm các giá trị lịch sử lâu đời mà di sản thánh địa Mỹ Sơn đem lại.
Thưởng thức điệu múa Apsara đầy mê hoặc
Thánh địa Mỹ Sơn có gì hay? Nơi đây có điệu múa Apsara được lấy cảm hứng từ các tượng đá sa thạch được điêu khắc Apsara. Đây được xem là điệu múa mượt mà, uyển chuyển với tựa đề “Linh hồn của đá” nhằm tôn vinh lên những đường cong uyển chuyển của phái đẹp.
Điệu múa này hiện được dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật quan trọng của tỉnh Quảng Nam cũng như phục vụ cho các đoàn khách du lịch tới tham quan thánh địa Mỹ Sơn. Bạn sẽ như lạc vào vùng đất Chăm Pa cổ xưa với hình ảnh các cô gái với ngón tay búp măng thuôn dài, khuôn ngực căng tròn cùng đường cong quyến rũ trong các trang phục lấp lánh, rực rỡ hòa quyện cùng tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai càng khiến du khách muôn phần say đắm.
Hòa mình vào lễ hội Katê truyền thống của người Chăm
Lễ hội Katê là một trong những lễ hội quan trọng của người Chăm thường được diễn ra vào tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm. Nếu lịch trình du lịch của bạn gặp đúng dịp lễ hội Katê, không chỉ được tham quan di sản độc đáo, bạn còn được hòa mình cùng các nghi lễ cúng cầu an, kiệu rước lễ phục và Katê, rước nước… Tại lễ hội sẽ có rất nhiều màn biểu diễn văn nghệ đặc sắc kết hợp cùng đạo cụ truyền thống và các điệu múa uyển chuyển của các nghệ sĩ khiến bạn khó có thể rời mắt được.