Phố cổ Hội An

Hội An

Giá trị văn hóa của phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng – Hội An.

Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Đến đây du khách du lịch Hà Nội Đà Nẵng sẽ có dịp chiêm ngưỡng các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.
Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ được nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể với các lễ hội văn hóa đang được bảo tồn và phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương

Kiến trúc Phố Cổ Hội An

Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.

Các điểm tham quan tiêu biểu

Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An được biết đến là biểu tượng du lịch của khu phố cổ. Nơi đây gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Hơn hết, địa danh này cũng được in trên tờ tiền của Việt Nam.
Chùa Cầu Hội An được ví là điểm sáng của du lịch Hội An với cảnh sắc trầm mặc. Địa danh này còn chứng kiến sự thay đổi của lịch sử với vô vàn biến cố, đổi thay. Có lẽ vì vậy mà nơi đây đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.
Chùa Cầu Hội An nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, phố cổ Hội An. Bất cứ ai đến với địa danh này đều ấn tượng bởi vẻ uy nghi như minh chứng cho lịch sử. Đồng thời, chất chứa trong đó niềm tin, hi vọng của người dân nơi đây.
Chùa Cầu ở Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản góp tiền. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết con quái vật mang tên Namazu. Theo đó, phần đầu của nó nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và đuôi nằm tại Nhật Bản. Do vậy, mỗi lần quái vật cựa mình thường xảy ra lũ lụt, động đất.
Ngôi chùa này được xây dựng lên với ý nghĩa như thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật. Vì thế, nó sẽ không thể cựa mình gây náo loạn cuộc sống của con người. Từ đó, ba quốc gia sẽ luôn yên bình, phát triển hưng thịnh.
Ngoài ra, nơi đây còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do chùa Cầu có kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Bên cạnh đó năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, mang nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.
Chính vì thế, đến với Hội An, bạn đừng quên ghé thăm địa điểm du lịch Hội An này. Qua đó, bạn vừa lưu lại những khoảnh khắc đẹp cho bản thân, vừa có kỳ nghỉ, thăm quan ý nghĩa.

Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông được biết đến như một di tích lịch sử quan trọng của phố cổ Hội An. Với lối kiến trúc mang phong cách của người Hoa, đây là nơi thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, khám phá.
Trong quá khứ, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, phố cổ Hội An rất sầm uất với thương cảng quốc tế, nơi đây đã thu hút rất nhiều người Hoa tới buôn bán và sinh sống. Hội quán được xây dựng từ những năm 1885 của thế kỷ 18 bởi một thương nhân người Trung Quốc. Ban đầu để thờ Đức Khổng Tử và Thiên Hậu Thánh Mẫu, sau năm 1911 được chuyển sang thờ Tiền Hiền và Quan Công.
Nơi đây được xem là địa điểm tín ngưỡng, tâm linh rất quan trọng của các thương lái và là nơi sinh hoạt cộng đồng, họp hội đồng hương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như công việc làm ăn.
Trung tâm của hội quán – kiến trúc độc đáo giữa lòng phố cổ

Hội quán Phúc Kiến

Được biết đến là hội quán rộng và đẹp nhất trong các hội quán ở khu du lịch Hội An. Sau cổng Tam quan, một vườn rộng lớn, có hòn non bộ với tượng cá chép vượt vũ môn. Đến hội quán Phúc Kiến, đừng quên ghé thăm khu vực chính điện thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, bà chúa sinh thai, 12 bà mụ. Ngoài ra, trong hậu tẩm, những người đến đây có thể thắp những vòng hương lớn, thường treo cùng tờ giấy ghi thông tin để cầu mong sức khoẻ và tài lộc.

Hội quán Triều Châu

Hội quán Triều Châu do cộng đồng người Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ thần Phúc Bà cho những chuyến đi an toàn, thuận buồm xuôi gió. Các họa tiết kiến trúc được trang trí theo các truyền thuyết dân gian, trong đó có nhiều bức chạm nổi bằng sứ.

Nhà cổ Tấn Ký

Ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi sở hữu nét kiến trúc độc đáo, giao thoa giữa 3 nền kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa. Nhà cổ Tấn Ký là nơi sinh sống của 7 thế hệ nhà họ Lê.
Tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nhà cổ Tấn Ký được ví như là “bảo tàng sống” lưu giữ những giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử nơi phố Hội cổ kính.

Nhà cổ Phùng Hưng

Nhà cổ Phùng Hưng đã được Hội An “ôm ấp” suốt hơn 240 năm qua, được xây dựng vào năm 1780. Thời điểm đó cũng là lúc đô thị cảng Hội An đang trong thời kỳ thịnh vượng và phát triển. Chính vì thế, du lịch Hội An, ghé thăm ngôi nhà, ta thấy một thời sầm uất, nhộn nhịp của phố cổ xưa tưởng chừng như đang sống lại.
Ngược dòng lịch sử, ta bắt gặp chủ nhân của ngôi nhà là một thương nhân người Việt. Ông xây dựng với mục đích trở thành nơi kinh doanh lâu dài với các mặt hàng như quế, tiêu, muối, đồ sứ, thủy tinh,… Mong muốn gia đình sẽ làm ăn ngày càng phát đạt, vị thương nhân đã đặt tên cho ngôi nhà là “Phùng Hưng” – cũng là tên hiệu buôn của ông, mang nghĩa là “hưng thịnh”.

Nhà cổ Quân Thắng

Được xây dựng cách đây khoảng 300 năm, Quang Thắng House chắc chắn là một trong những ngôi nhà cổ nhất ở Hội An. Bước vào, bạn có thể dễ dàng nhận thấy những bức chạm khắc gỗ tuyệt đẹp về chim công và hoa trên tường. Những tác phẩm điêu khắc đó là sản phẩm của những nghệ nhân làng mộc Kim Bồng, những người nổi tiếng với nghề thủ công tinh xảo của các nhà vườn Huế.

Nhà thờ Tộc Trần

Nhà thờ họ Trần là một trong những điểm đến nổi tiếng của Hội An với kiến trúc nhà vườn cổ được bảo tồn tốt, lối trang trí tinh tế, nhiều chi tiết phức tạp và nhiều hiện vật cổ có giá trị. Nhà nguyện là sự pha trộn hài hòa và độc đáo của 3 phong cách kiến trúc khác nhau: Nhật – Hoa – Việt. Đối với những người đam mê lịch sử, một chuyến viếng thăm Nhà nguyện Họ Trần sẽ vô cùng đặc sắc bởi không khí và truyền thống lịch sử được thấm nhuần trong các di tích của Họ Trần

Miếu Quan Công

Miếu Quan Công hay còn gọi là chùa Công là một trong những địa điểm du lịch Hội An lớn nhất mang ý nghĩa tâm linh và tín ngưỡng. Khách du lịch bị quyến rũ bởi kiến trúc cổ điển đặc biệt chịu ảnh hưởng của Trung Quốc của ngôi đền. Ngôi miếu cổ kính với mái ngói rêu phong đã khắc họa một cách sinh động nét duyên dáng truyền thống của di sản văn hóa ở Hội An.

Chùa Bà Mụ

Kể từ khi được tu bổ, chùa Bà Mụ đã trở thành một trong những địa điểm được nhiều người check-in. Tọa lạc ngay tại trung tâm Phố Cổ Hội An, chùa được ưu đãi với những bức tường vàng chạm khắc tinh xảo, những chùm hoa khoe sắc lung linh, hồ nước trong xanh soi bóng bầu trời xanh như thủy cung. Mang nét cổ kính quyến rũ và không gian thoáng đãng, ngôi chùa là background hoàn hảo để du khách chụp những bức ảnh ấn tượng.

Chùa Minh Hương

Chùa Minh Hương là nơi thờ cúng tổ tiên của người Hoa sinh sống tại Hội An. Đây là ngôi chùa Phật giáo duy nhất còn sót lại ở trung tâm Phố cổ Hội An. Nơi đây còn lưu giữ những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ còn nguyên vẹn về cơ bản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng Hội An chạm khắc.

Chợ Hội An

Khác với vẻ tĩnh lặng, yên bình của phố cổ, chợ trung tâm Hội An là điểm nhấn khác biệt của phố cổ, thu hút lượng lớn du khách nhờ không khí nhộn nhịp, sôi động. Bản thân khu Chợ được chia thành nhiều khu dành cho hải sản tươi sống, rau củ, trái cây, đồ lưu niệm … nhưng có lẽ nơi thu hút nhất phải kể đến khu ẩm thực. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội thử các món ngon của ẩm thực miền Trung Việt Nam như Cao lầu, mì Quảng …

Bảo tàng gốm sứ

Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch tọa lạc tại số 80 đường Trần Phú, được thành lập vào năm 1995, trong một tòa nhà gỗ đã được trùng tu lại, ban đầu được xây dựng vào khoảng năm 1858. Những món đồ có xuất xứ từ Ba Tư, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và các nước khác là bằng chứng của tầm quan trọng của Hội An với tư cách là một thương cảng lớn ở Đông Nam Á.

Làng gốm Thanh Hà

Nằm bên sông Thu Bồn, làng gốm Thanh Hà là địa điểm tham quan mang dấu ấn đặc trưng ở Hội An. Với hơn 500 năm hình thành và phát triển, nơi đây sở hữu vẻ đẹp mộc mạc hiếm nơi nào có được. Đến làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ như lạc vào một miền quê yên bình xa xưa nào đó!
Có vị trí nằm cạnh bên dòng sông Thu Bồn thanh bình, làng gốm Thanh Hà cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 3km phía Tây. Ẩn chứa nhiều nét cổ xưa hiếm có, làng gốm này là lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích sự trải nghiệm văn hóa lâu đời của nước ta.

Kinh nghiệm du lịch phố cổ Hội An ăn gì, ở đâu ngon?

Phố cổ Hội An không chỉ thu hút khách du lịch bởi kiến trúc cổ kính, vẻ đẹp trầm mặc mang dấu ấn xưa mà còn làm say lòng bao khách du lịch bởi ẩm thực độc đáo có một không hai.
Ẩm thực Hội An được nhiều người biết đến là nhờ những món ngon truyền thống và lạ miệng. Đặc biệt, ẩm thực đường phố Hội An, với hương vị phong phú hấp dẫn những người ưa mạo hiểm, sẽ nhanh chóng lọt vào danh sách những món ăn yêu thích của bạn.

Ẩm thực tuyệt vời của Hội An đã phát triển theo thời gian bằng cách kết hợp ảnh hưởng của Trung Quốc, Pháp và Nhật Bản, nhưng nó vẫn độc đáo với các công thức địa phương và các thành phần hương vị. Ẩm thực đường phố Hội An được coi là biểu tượng và đáng thưởng thức nhất với những đặc sản cổ điển và giá cả hợp lý. Để làm phong phú thêm cuộc phiêu lưu ẩm thực của bạn trong thành phố văn hóa, Vinpearl đã tổng hợp 13 món ăn đường phố Hội An ngon nhất và một trong những địa điểm ăn ngon nhất dưới đây.

Bánh Mì Hội An

Banh mi, nghĩa là “bánh mì”, là một phiên bản tiếng Việt của bánh mì Pháp với các thành phần cân bằng và khẩu vị địa phương hảo hạng. Bánh mì là loại bánh mì mỏng và giòn, được nhồi với nhiều loại nhân khác nhau, thường là thịt lợn, trứng rán, pate hoặc gà, và nước sốt tự làm. Bánh mì Hội An đặc biệt ở chỗ có rất nhiều rau như xà lách, dưa leo, cà rốt ngâm chua và ngò gai. Mỗi miếng bánh bao gồm sự kết hợp hoàn hảo của các vị cay, mặn, ngọt và giòn.
Bánh mì đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và được người dân địa phương yêu thích nhờ hương vị tinh tế, rẻ và tiện lợi. Là món ăn đường phố Hội An được yêu thích, Bánh mì được tìm thấy ở mọi góc phố trong thành phố. Một trong những cửa hàng Bánh mì có uy tín nhất là Banh Mi Phuong, đã nhận được sự chấp thuận của các nhà phê bình ẩm thực và các nhà báo du lịch, đặc biệt là đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain.

Mì Quảng Hội An

Thoạt nhìn mì Quảng có vẻ giống như món cao lầu song thực tế chỉ cần thử một miếng bạn sẽ cảm nhận ngay sự khác biệt giữa hai món ăn. Mì Quảng mang hương vị đậm đà, được ăn cùng thịt, tôm, trứng cút và các món ăn kèm đặc trưng như bánh tráng nướng và rau ăn.

Cao lầu

Theo những bậc lão làng tại phố cổ, cao lầu là món ăn có từ rất lâu, vào khoảng thế kỷ 17 và chịu ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Trung Hoa và Nhật Bản. Cao Lầu hấp dẫn khách du lịch bởi hương vị đậm đà từ các loại thịt, tôm và các loại gia vị quyện với những sợi mì dai ngon khó cưỡng.

Hoành thánh chiên

Hoành thánh, được gọi là Pizza Hội An (tiếng Việt là Hoành thánh), lần đầu tiên được giới thiệu bởi các thương nhân Trung Quốc và được điều chỉnh theo khẩu vị địa phương. Hoành thánh Hội An đặc trưng với hoành thánh chiên giòn không bao bì, phủ một số hỗn hợp giống salsa của tôm, thịt heo xay, hành băm, rau và các loại gia vị khác nhau. Sự đậm đà của bánh bao được làm mềm bằng cách chấm với hỗn hợp tương ớt, nước tương, giấm.

Bánh bèo Hội An

Bánh bèo Hội An được chế biến khá tỉ mẩn. Muốn làm ra bánh bèo ngon, người chế biến cần chọn gạo ngon, chuẩn bị nguyên liệu tôm, thịt. Khi khách đến ăn, chủ quán xếp chén lên khay, thêm nhân và hành mỡ thơm nức. Để thưởng thức bánh bèo, bạn dùng “dao tre” (thanh tre được vót hình lưỡi dao), đây cũng là điểm đặc biệt kích thích sự hiếu kỳ của bạn khi nhâm nhi món đặc sản Hội An này.

Cơm gà Phố Hội

Cơm gà nghe rất đỗi quen thuộc song cơm gà Phố Hội lại mang hương vị vô cùng khác lạ. Cơm ngon, dẻo ăn kèm với gà, hành tây, rau thơm Trà Quế và đu đủ chua; thêm một chén súp đậm đà ăn kèm giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.

Bún thịt nướng

Bún thịt nướng mắm nêm (bún chả nướng) hơi khác với bún chả Hà Nội. Món ăn đường phố Hội An này về cơ bản bao gồm sự kết hợp lành mạnh của bún gạo trắng (bún), ớt xanh, xà lách xắt nhỏ, dưa chuột, húng quế, bạc hà và nước thịt đậu phộng. Sau đó, món ăn được bao gồm những lát thịt lợn (thịt nướng) ngọt và ngọt được nướng trên bếp than hồng. Cuối cùng, rau thơm và nước mắm đi kèm với Bún Thít Nương, yếu tố quyết định nên kết cấu tinh tế của món ăn Hội An này.

Chả cuốn

Người hâm mộ món ăn Việt Nam chắc chắn đã quen thuộc với món đặc trưng được yêu thích – món chả giò. Món ăn đường phố Hội An này được đóng gói với bún, rau, thịt và tôm, trước khi được cuộn gọn gàng trong một chiếc bánh tráng mềm và chấm với nước mắm hoặc nước mắm đậu phộng. Chả giò Việt Nam là một lựa chọn lành mạnh cho một món khai vị vì chúng có hương vị thơm ngon và sảng khoái với ít dầu và hầu như không có chất béo.

Bánh xèo Hội An

Bánh xèo Hội An hấp dẫn bạn từ vẻ ngoài vàng giòn thơm ngon mùi tôm tươi & thịt. Nước chấm được chế biến khéo léo, kết hợp vừa đủ giữa nước tương đậm đà, đậu phộng thơm ngậy đã làm siêu lòng bao bạn yêu ẩm thực trong và ngoài nước.

Lồng đèn

Lồng đèn là biểu tượng rất đỗi quen thuộc trên không gian phố cổ Hội An. Ngày nay ngoài những đèn lồng truyền thống, người dân Hội An đã sáng tạo ra đèn lồng có thể xếp lại và mang đi dễ dàng, thích hợp cho mọi bạn mua về làm quà cho bạn bè & người thân.

Bài chòi Hội An

Bài chòi được hiểu đơn giản là một trò chơi bài ở trên chòi. Bài chòi ở phố cổ Hội An được tổ chức tại khoảng đất trống rộng rãi nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng. Trước đây, bài chòi chỉ được tổ chức vào các dịp lễ, tế đầu xuân hay trong các lễ hội lớn thì nay lại diễn ra mỗi đêm tại phố cổ Hội An.
Bài chòi là trò chơi dân gian mang hơi thở cuộc sống và lưu giữ bản sắc văn hóa của người dân tại các tỉnh miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Bài chòi được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại