Cố đô Huế

Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước và trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Huế đã được Trung ương xác định là đô thị loại I, là thành phố di sản văn hóa thế giới, một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc, là thành phố Festival của Việt Nam. Thành phố Huế là kinh đô phong kiến cuối cùng của Việt Nam, vốn có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời với những giá trị và bản sắc độc đáo. Các giá trị di sản văn hóa nơi đây thể hiện những nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa, vừa mang tính đặc thù – bản địa, vừa mang tính dân tộc – phổ biến, vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hóa Á Âu.

Quá trình hình thành vùng đất THUẬN HÓA – PHÚ XUÂN

Các sử liệu xưa cho biết rằng từ thời Hùng Vương vùng đất này thuộc bộ Việt thường, một trong mười lăm bộ của nước Văn Lang. Dưới thời Bắc thuộc nhà Hán thuộc đất của Nhật Nam, một trong ba quận của nước Âu Lạc.
Sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, biên giới Đại Việt mở rộng dần về phía nam, năm 192 sau CN vùng đất này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó là vương quốc Champa. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô – Rí. Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9 km về phía hạ lưu sông Hương) là trị sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và quân sự của châu Hóa. Sau hơn hai thế kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI, lộ Thuận Hóa đã thành nơi “đô hội lớn của một phương”. Năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là PHÚ XUÂN, ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-1738) phủ chúa dời ra BÁC VỌNG, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở “bên tả phủ cũ”, tức góc đông nam Kinh thành Huế hiện nay. Sự nguy nga bề thế của Đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776. Đó là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long – Dương Xuân đến Bao Vinh – Thanh Hà. Tiếp đó, Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và là kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945).

Địa danh HUẾ chính thức được thay tên gọi PHÚ XUÂN từ khi nào?

Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh “Huế” chính thức xuất hiện lúc nào, tuy nhiên có thể theo thông tin:
Ngày 20-10-1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày 30-8-1899 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo dụ và ngày 12-12-1929 được nâng thành thành phố Huế (địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằm ngoài Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm 1934 được sắp xếp thành 11 phường).
Sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế bao gồm cả khu vực nội ngoại thành, là tỉnh lỵ của Thừa Thiên.
Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cải cách hành chính, Huế là thành phố (về sau là thị xã) ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế.
Sau năm 1975, Huế là thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm 18 phường và 22 xã, đến năm 1989, Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, Huế là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIẾN TRÚC HUẾ

Kiến trúc ở Huế rất phong phú, đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại… Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là quần thể kiến trúc dưới triều các vua Nguyễn. Mỗi công trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc, độc đáo, thể hiện một phần những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng biệt đã góp phần làm cho Huế trở thành “bài thơ đô thị tuyệt tác”.

* Kiến trúc đô thị Huế có truyền thống trên nền kiến trúc “tạo cảnh”: Với phong cách riêng, quần thể kiến trúc kinh thành, đền đài, lăng tẩm, nhà cửa nơi đây đã hoà quyện cùng ngoại cảnh thiên nhiên thơ mộng của sông suối, núi rừng, bãi đồi xứ Huế. Huế là thành phố của nhà vườn, là thành phố có nền kiến trúc “tạo cảnh”- thiên nhiên, kiến trúc và con người hoà quyện vào nhau. Quốc Sử Quán triều Nguyễn khi nói lên lý do chọn Huế làm kinh đô đã từng viết: “Nơi miền núi, miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam, miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phẳng lặng, đường thuỷ thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân chặn ngang, sông lớn giăng phía trước, núi cao phủ phía sau, rồng cuộn hổ ngồi, hình thế vững chãi, ấy là do trời đất xếp đặt, thật là thượng đô…”. Với cái nhìn phong thuỷ, kinh đô Huế được xây dựng trên một địa thế núi sông, âm dương hoà hợp, tạo nên một không gian kiến trúc “tạo cảnh” mang nhiều triết lý sâu xa, huyền bí.
* Kiến trúc truyền thống Huế: Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất phong thủy. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.

Các địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn tại Huế

Đại nội Huế

Đại nội Huế là địa điểm du lịch Huế hội tụ các nét đẹp kiến trúc đỉnh cao của thời đại phong kiến nhà Nguyễn, được xây dựng cách đây hàng trăm năm với diện tích vô cùng đồ sộ, có hơn 100 công trình kiến trúc lộng lẫy như: Ngọ Môn, Cung Diên Thọ, Tử Cấm Thành, Điện Thái Hòa được bố trí hài hòa, hợp lý.

Đại Nội Huế nằm ngay bên bờ sông Hương, ở phường Phú Hậu, thuộc trung tâm thành phố Huế, là một phần trong quần thể di tích Kinh Thành Huế

Lăng tẩm Huế

Nhắc đến địa điểm du lịch Huế với công trình kiến trúc đặc sắc sẽ không thể bỏ qua lăng tẩm Huế, có lăng tẩm 7 vị vua nhà Nguyễn ở Huế gồm:
• Lăng Gia Long
• Lăng Minh Mạng
• Lăng Thiệu Trị
• Lăng Tự Đức
• Lăng Đồng Khánh
• Lăng Dục Đức
• Lăng Khải Định

Mỗi lăng tẩm này đều được riêng một vị vua chọn vị trí, kiến trúc nên có những nét kiến trúc rất đặc biệt, như lăng Tự Đức thì mang vẻ thơ mộng, lăng Minh Mạng mang nét đẹp uy nghiêm, lăng Khải Định có kiến trúc vô cùng tinh xảo, lăng Gia Long có không gian tĩnh mịch, lăng Dục Đức có phần đơn giản nhưng vẫn rất thu hút, lăng Thiệu Trị cho cảm nhận thanh bình, lăng Đồng Khánh mang nét đẹp hài hòa.

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định (tiếng Việt là Lăng Khải Định), tên chính thức là Ứng Lăng (Ứng Lăng), được thành lập lần đầu tiên vào năm 1916 bởi vua Khải Định, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn, và hoàn thành 11 năm sau đó bởi con trai của ông – vua Bảo Đại. Công trình kiến trúc hình chữ nhật này nằm ẩn mình trên sườn núi Châu Chữ, cách trung tâm Huế 10 km, đưa du khách đi 127 bậc thang trên đỉnh cầu thang để vào thánh điện trung tâm trên đỉnh.
Tượng đài có thể phân biệt với các lăng mộ truyền thống của các vị vua khác với thiết kế mang âm hưởng Châu Âu vì nó được xây dựng từ thời Pháp thuộc ở Việt Nam. Khải Định đã chọn cách trang trí nơi an nghỉ cuối cùng của mình bằng các vật liệu hiện đại của Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản như bê tông, đá phiến, kính cường lực, thép và sắt rèn, tạo nên vẻ ngoài xám xịt và uy nghiêm. Lăng Khải Định là lăng nhỏ nhất nhưng tốn kém nhất và được xây dựng gần đây nhất so với các lăng vua Nguyễn khác.

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức, được gọi là Khiêm Lăng (Khiêm Lăng), được xây dựng vào năm 1864 bởi Tự Đức – vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Nguyễn và hoàn thành vào năm 1867, 10 năm trước khi ông mất. Nó từng là nơi nghỉ dưỡng của nhà vua và là nơi cho giấc ngủ vĩnh hằng của ông. Trải rộng giữa 12 ha thung lũng thông, siêu công trình có hơn 50 cung điện sang trọng dành cho nhà vua và các phi tần của ông, một hồ nước rộng lớn, các gian nhà bằng gỗ và các đền thờ được bao quanh bởi một bức tường dài 1.500 mét.
Thay vì sử dụng những đường thẳng, hình khối góc cạnh như các lăng tẩm khác, vua Tự Đức đã thiết kế lăng mộ của mình bằng những đường nét hoa văn truyền thống tinh tế, hòa quyện với thiên nhiên trầm mặc và không khí thơ mộng, thể hiện gu thẩm mỹ của một nghệ sĩ. Ông đặt tên tượng đài là Khiêm (tiếng Anh là “Khiêm tốn”) để bày tỏ sự hối tiếc vì đã gây ra tình trạng bất ổn dân sự trong quá trình xây dựng lăng mộ của mình.

Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng, được gọi là Hiếu Lăng (Hiếu Lăng), ở bờ Tây sông Hương và cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12 km về phía Nam, trên núi Cẩm Khê rộng 28 ha. Việc xây dựng lăng mộ rộng lớn này được khởi xướng bởi Minh Mạng – vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, vào năm 1840 và hoàn thành vào năm 1983 dưới thời vua Thiệu Trị. Vì Minh Mạng là một tín đồ trung thành của Fen Shui, ông ấy muốn xây dựng một thế giới cho giấc ngủ vĩnh hằng của mình theo cách đối xứng. Trong quần thể kiến trúc hoành tráng này, 40 di tích được bố trí theo hai phía của một trục đông tây, bao gồm các cung điện, đền đài, gian nhà.
Hồ hình trăng lưỡi liềm (hồ Tân Nguyệt) – biểu tượng của Âm, ôm lấy mộ vua Minh Mạng (Bửu Thành) – biểu tượng của Dương, được nối với nhau bằng cây cầu (Thông Minh Chính Trực) – biểu tượng của sự trường tồn. . Lăng vua Minh Mạng có khung cảnh nên thơ và trang trọng, thể hiện sự cân bằng hài hòa giữa sự đơn sơ của Lăng Khải Định và vẻ lộng lẫy của Lăng Tự Đức.

Chùa Thiên Mụ

Người ta nói, nếu đến Huế mà chưa ghé thăm chùa Thiên Mụ thì coi như chưa đặt chân đến vùng đất này. Đây được xem là công trình kiến trúc độc đáo và là ngôi chùa linh thiêng nhất xứ sở mộng mơ. Ngôi chùa này có tuổi đời hơn 400 năm trải qua quãng thời gian biết bao thăng trầm của biến cố lịch sử. Giờ đây, địa danh này được xem như là biểu tượng đặc trưng của thành phố Huế.

Chùa Thiên Mụ hiện đang tọa lạc trên đồi Hà Khê, làng An Ninh Thượng, P. Kim Long,TP. Huế. Nhìn từ trên cao, ngôi chùa hiện lên lên như một con rùa khổng lồ khoe dáng yểu điệu xuống dòng sống Hương. Xung quang chùa được bao bọc bởi các dãy tường đá xây hai vòng.

Thế Miếu

Được xây dựng trong khuôn viên hình chữ nhật, diện tích khoảng trên 2ha, Thế Tổ Miếu được thiết kế theo lối “trùng thiềm điệp ốc”, là kiểu nhà kép hai mái trên một nền. Diện tích mặt nền khoảng 1.500 mét vuông.
Tiền điện gồm 11 gian 2 chái đơn, nhà chính có 9 gian 2 chái kép, nối liền nhau bằng các bản gỗ được chạm trổ rất tinh tế. Mái của tòa Miếu gồm 2 tầng, được lợp ngói ống lưu ly vàng, đỉnh nóc có gắn các hình rồng uy nghi.
Thế Miếu toạ ngay trong Đại Nội Huế, giữa trung tâm thành phố nên đường đi tới đây rất dễ dàng. Du khách có thể, di chuyển bằng ô tô, xe máy, hay taxi đến cổng Đại Nội sau đó tiếp tục đi bộ đến Thế Miếu.
Từ cổng chính của Đại Nội, du khách đi qua quảng trường Ngọ Môn thì rẽ trái, đến cuối đường chính là Thế Miếu.
Nằm trong Đại Nội Huế, du khách có thể ghé tới Thế Miếu vào bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là những dịp Huế chào đón Festival hay những ngày lễ Phật Đản lớn.
Trong ngày, Thế Miếu mở cửa đón du khách theo giờ của Đại Nội là từ 6h30 đến 17h30 các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật.
Tới đây, du khách thường tản bộ tham quan kiến trúc độc đáo, nơi thờ tự uy nghiêm và được tìm hiểu thân thế và cuộc đời của các vị vua dưới triều Nguyễn.
Bên trong Hoàng thành còn có Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu và Miếu Phụng Tiên. Sau khi tham quan Thế Tổ Miếu thì du khách cũng thường tìm đến các Miếu trên để hiểu thêm về các công trình trong thời kỳ nhà Nguyễn.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Đến địa điểm du lịch Huế đẹp như Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, du khách có thể mãn nhãn khi được ngắm nhìn những nét đẹp cổ kính của ngôi chùa, với các hoa văn, họa tiết trang nhã, tận hưởng không gian thanh tịnh cho cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, thoát khỏi mọi ưu phiền.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã giữa lòng hồ Truồi, là nơi cho những bức hình đẹp lộng lẫy

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tọa lạc ngay giữa lòng hồ Truồi. Có 3 khu vực chính trong Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là ngoại viện (điện thờ chính, thờ đức Phật tổ, sau chính điện là khu vực thờ Tổ sư Đạt Ma), tăng viện (nơi tu hành của tu sĩ nam và phật tử là nam giới, ni viện (nơi chuyên tu của tu sĩ nữ và phật tử nữ giới). Đây là địa điểm du lịch Huế free.

Sông Hương – Địa điểm du lịch Huế khơi nguồn bao áng văn chương

Nếu được hỏi Huế có địa điểm du lịch nào đã in đậm trong văn thơ, thì câu trả lời chính là sông Hương, đây là địa điểm du lịch Huế nổi tiếng, khơi nguồn cho biết bao áng văn chương, khoác lên mình vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, làm đắm say lòng người. Con sông với chiều dài lên tới 80m, được xem như món quà tặng vô giá thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.
Sông Hương giống như một dải lụa hiền hòa bao quanh Huế bởi dòng chảy lượn uốn qua Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành và Đại nội

Đồi Vọng Cảnh – điểm đến ngắm trọn vẻ đẹp xứ Huế

Đây là địa điểm du lịch thành phố Huế cho du khách không gian ngắm trọn phong cảnh nên thơ của thành phố. Đồi Vọng Cảnh có không gian trong lành, lãng mạn và khung cảnh thanh bình, xưa thường được các vị vua nhà Nguyễn chọn làm điểm dừng chân nghỉ ngơi và vãn cảnh, hiện nay cũng là điểm đến du lịch lý tưởng cho nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Cảnh đẹp tại Đồi Vọng Cảnh được nhiều cặp đôi lựa chọn làm nơi chụp ảnh cưới

Núi Ngự Bình

Núi Ngự Bình là địa điểm du lịch bụi ở Huế cực hấp dẫn, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nổi bật với rừng thông xanh ngát, cho du khách thỏa thích ngắm nhìn núi đồi bao la, tận hưởng không gian thoáng mát, yên tĩnh của núi rừng, đồng thời chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của sông Hương thơ mộng. Đây cũng là điểm dã ngoại quen thuộc của các vị vua từ thời Nguyễn.
Núi Ngự Bình có chiều cao khoảng hơn 105m, nằm ở An Cựu, thành phố Huế, rất thuận tiện cho du khách di chuyển đến tham quan, du lịch.
Cầu Tràng Tiền – biểu tượng của mảnh đất cố đô
Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua dòng sông Hương, duyên dáng soi bóng dưới dòng nước là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, cũng là chứng tích lịch sử chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của đất nước.
Đây là cây cầu đầu tiên được xây dựng vào thế kỷ XIX ở Đông Dương được làm từ thép có chiều dài là 402, 60m, bao gồm 6 nhịp dầm thép, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.

Núi Bạch Mã

Núi Bạch Mã ở độ cao 1.450m, là địa điểm du lịch Huế nổi tiếng với những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục như thác Đỗ Quyên, thác Bạc. Núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng nên từ trên đỉnh có thể ngắm toàn cảnh đẹp của đèo Hải Vân, núi Túy Vân…
Khí hậu ở núi Bạch Mã vô cùng dễ chịu.

Giới thiệu về Huế và hành trình khám phá nền ẩm thực đặc sắc

Xứ Huế mộng mơ thật biết cách gieo nỗi nhớ nhung, sự vấn vương khó dứt cho du khách bởi văn hóa ẩm thực rất riêng, mang hương vị đặc trưng của vùng đất này.
Nhìn chung, các món ăn Huế được chế biến khá cầu kỳ do ảnh hưởng của luồng văn hóa cung đình và tính cách con người. Bản sắc ẩm thực Huế đã lan tỏa khắp mọi nơi. Nếu có dịp đến đây hãy giới thiệu về Huế 4 món ăn gây thương nhớ dưới đây:

Bánh bột lọc
Khi giới thiệu về Huế thì nhớ chia sẻ món ăn này cho mọi người các bạn nhé. Đây là món ăn phổ biến ở nhiều nơi, ở mỗi vùng miền hương bị bánh cũng sẽ thay đổi. Tuy nhiên bánh bột lọc ở Huế vẫn luôn là trải nghiệm khiến thực khách xuýt xoa mãi không thôi.
Nếu chưa biết ăn gì ở Huế thì một đĩa bánh bột lọc với các loại nhân mặn hay ngọt sẽ giúp bạn tạm lấp bung đói.

Bún bò Huế

Giới thiệu về Huế mà bỏ sót bún bò thì hãy thêm vào ngay nhé. Đây được xem là linh hồn của ẩm thực cố đô. Nhắc đến bún bò Huế, người ta sẽ nghĩ ngay tới nước dùng được hầm kỹ từ xương để có vị ngọt thanh không quá nồng. Mỗi tô bún bò sẽ có thêm miếng chân giò, vài lát thịt bò thái mỏng, giò tự nắm và điểm tô thêm chút ít hành lá.

Giới thiệu về Huế nhất định phải không quên món bún bò

Bún sẽ được đi kèm với rau sống đủ loại và các loại gia vị cho thêm. Vị ngọt thanh, thơm nồng đậm đà của bát bún huế sẽ là hương vị không bao giờ quên trong ký ức của mỗi du khách.

Cơm Hến

Cơm hến có ở nhiều nơi, nhưng ngon hoàn mỹ nhất thì phải kể đến Huế. Bát cơm hến ở đây có màu trắng thơm, có hến xào hành phi thơm phức, có tóp mỡ chiên giòn vàng rụm, có thêm rau sống tươi sạch bắt mắt và cả vị đậm đà của mắm ruốc.

Cơm hến Huế – đặc sản ẩm thực nức tiếng Cố đô

Cơm hến Huế ăn lạ miệng, thơm ngon khiến nhiều du khách mê mẩn khi du lịch đến đây. Món ăn tuy rất bình dị nhưng quá trình chế biến lại rất tỉ mẩn, thể hiện sự cầu kỳ trong văn hóa ẩm thực của con người xứ Huế.

Bánh khoái

Bánh khoái là món bánh chiên đặc biệt của cố đô Huế. Cách thực hiện giống món bánh xèo Nam bộ nhưng dạng bánh khác nhau. Bánh khoái hình tròn theo dạng khuôn đổ (loại chảo gang nhỏ, đáy bằng, đường kính độ 15cm, thành chảo cao khoảng 2 – 3cm). Trong khi bánh xèo được đổ thành một lớp mỏng tròn rộng, sau khi chín vàng được gấp đôi lại thành hình bán nguyệt, để phủ nhân bên trong. Bánh được ăn kèm với rau sống và nước chấm hoặc nước mắm chanh, tỏi, ớt pha loãng (bánh xèo).
Nhân bánh gồm có tôm sông, giò sống, trứng gà, thịt ba chỉ là thứ ai cũng có thể bắt chước; Bột bánh được pha theo tỉ lệ phù hợp để khi tráng bánh vừa giòn, vừa thơm, vừa dẻo. Bánh Khoái ngon còn nhờ bí quyết pha bột và nước lèo được làm từ hơn 10 gia vị: tương đậu nành, đậu phộng, mè, gan, thịt heo, nước ruốc…tạo nên thứ nước chấm sền sệt mà thực khách khi đến với Huế đều không khỏi xuýt xoa về sự khéo léo, tinh tế của người đầu bếp.

Bánh Bèo

Bánh bèo là một món bánh xuất thân từ Cố Đô Huế rất thịnh hành ở miền Trung, ngoài ra cũng phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Bánh bèo đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người dân Viêt Nam từ bao đời nay. Tên bánh bèo có thể xuất phát từ hình dạng của nó: giống như cái lá của cây bèo.
Bánh bèo là sự kết hợp của 3 yếu tố chính đó là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm. Nước chấm bánh bèo là một hỗn hợp với thành phần chính là nước mắm và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Món bánh bèo trở nên hấp dẫn và có mùi vị hơn khi thêm mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương mà có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc.

Bánh nậm

Một trong những món bánh bao hấp hấp dẫn nhất của Huế, bánh nậm sẽ chinh phục bạn với kết cấu đẹp mắt và hương vị thơm ngon. Mỗi chiếc bánh bao được làm từ một lớp bột gạo mỏng, bên trên là tôm tươi cũng như ruốc tôm được chiên với tỏi, hành lá. Người nấu khéo léo xếp những chiếc bánh bao vào những chiếc gói lá chuối để hấp. Giống như bánh bèo, chỉ cần một vài giọt nước mắm là có thể khiến từng miếng bánh đẹp mắt trở nên sống động trong miệng.

Bánh ram ít

Từ lâu, bánh ram ít đã được xem là một trong những đặc sản hấp dẫn của cung đình Huế xưa. Để rồi mỗi khi nhắc về ẩm thực vùng đất cố đô, chắc hẳn ít ai có thể cưỡng lại được phong vị độc đáo, mới lạ mà món bánh dân dã này đem lại.
Bánh ram ít được chia làm 2 phần: Phần bánh ít mềm dẻo phía trên và bánh ram giòn rụm phía dưới. Ăn kèm với chúng còn là chén nước mắm ớt chua ngọt đậm đà. Đơn giản vậy thôi, ấy thế mà khi qua đôi tay khéo léo người thợ lành nghề, món ăn đã tạo nên hương vị cuốn hút riêng khiến bao thực khách phải vấn vương trong lòng.